Cách chơi cờ Tướng cơ bản và chi tiết nhất cho người mới

Chơi cờ Tướng là một nét đẹp trong văn hóa truyền thỐng của người Châu Á nói chung và đặc biệt là người Việt Nam nói riêng. Mỗi thế cờ, mỗi nước đi đều thể hiện lối tư duy logic, siêu đẳng của người chơi cờ. Nếu bạn là người mới nhập môn và chưa biết cách chơi cờ Tướng cơ bản như thế nào thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của hlv88 nhé!

Giới thiệu về cờ tướng

Cờ Tướng (hay còn gọi là cờ Trung Hoa) là một trò chơi trí tuệ phổ biến của người Trung Quốc dành cho hai người. Không chỉ phổ biến tại Trung Quốc, trò chơi này còn là một bộ môn giải trí rất được ưa chuộng tại Đài Loan, Singapore và Việt Nam.

Trò chơi này nằm trong cùng một thể loại cờ với cờ Vua, Shogi, Janggi. Cờ Tướng là trò chơi mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia với mục tiêu duy nhất là bắt được Tướng của kẻ địch. Những đặc điểm khác biệt của cờ Tướng so với các trò chơi cùng thể loại đó là:

  • Các quân cờ được đặt ở giao điểm các đường thay vì đặt vào bên trong ô.
  • Quân Pháo bắt buộc phải nhảy qua 1 quân khi ăn quân.
  • Những khái niệm Sông và Cung nhằm giới hạn các quân Tướng, Sĩ và Tượng.
học chơi cờ tướng
Cờ Tướng là trò chơi kỹ năng trí óc rất được ưa chuộng tại Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới

Mục đích của ván cờ

Một ván cờ Tướng được chơi bởi hai người. Trong đó, một người cầm quân đen (hoặc xanh) và một người cầm quân đỏ (hoặc trắng). Mục đích chơi cờ Tướng của mỗi người là cần tìm mọi cách đi quân theo đúng luật để chiếu bí hoặc bắt Tướng của đối thủ.

Bàn cờ tướng

Bàn cờ Tướng có hình chữ nhật có 9 cột dọc và 10 hàng ngang cắt nhau vuông góc tạo thành 90 ô vuông. Chính giữa bàn cờ sẽ có một khoảng trống được gọi là Sông (hay Hà) nằm ngang nhằm phân chia bàn cờ thành hai phần đối xứng bằng nhau. Mỗi bên sẽ có một cung Tướng hình vuông lớn (gọi là Cửu Cung) được hợp thành bởi 4 ô vuông nhỏ tại các cột dọc 4, 5, 6 ở hàng ngang cuối cùng của mỗi bên, bên trong 4 ô này có 2 đường kẻ chéo.

Theo quy ước, khi bàn cờ được quan sát chính diện, phía bên dưới sẽ là quân đỏ (hoặc trắng), còn phía bên trên sẽ là quân đen (hoặc xanh). Các đường dọc bên đỏ được đánh số từ 1 -> 9 từ phải sang trái. Bên đen được đánh số từ 9 -> 1 từ phải sang trái.

Mỗi ván cờ sẽ có 32 quân cờ chia đều cho hai bên, mỗi bên gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen với 7 loại cờ. Mặc dù tên quân cờ của mỗi bên được ký hiệu theo chữ Hán khác nhau nhưng giá trị và cách di chuyển của nó không hề thay đổi. Bạn có thể tham khảo hình bên dưới đây:

học đánh cờ tướng
Trước khi học cách chơi cờ Tướng thì bạn cần phải nắm được bàn cờ và các quân cờ

Cách chơi cờ tướng với từng quân

Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chơi cờ Tướng với cách di chuyển của từng quân một cách chi tiết. Với tất cả 32 quân cờ gồm 7 loại khác nhau thì các quân cờ sẽ phải di chuyển theo luật sau.

Quân Tướng

Quân Tướng là quân quan trọng nhất trên bàn cờ của hai bên. Mỗi người cần làm mọi cách để bảo vệ con Tướng của mình và tấn công quân Tướng của bên đối phương. Con Tướng chỉ được phép di chuyển theo hàng ngang hoặc dọc mỗi lần 1 ô trong vùng Cửu Cung.

dạy chơi cờ tướng
Nếu để ăn mất Tướng thì bạn sẽ là người thua cuộc

Nói về sức mạnh các quân trên bàn cờ, quân Tướng là một quân có sức mạnh yếu nhất. Song, trong nhiều tình huống thì đòn “lộ mặt Tướng” lại vô cùng mạnh mẽ.

Quân Sĩ

Sĩ là quân cờ phòng thủ có vai trò hộ giá cho quân Tướng và nó cũng chỉ đươc di chuyển trong Cửu Cung. Ngoài ra, quân Sĩ còn có thể di chuyển chéo mỗi lần 1 ô nếu không bị quân nào cản trở.

dạy đánh cờ tướng với quân sĩ
Quân Sĩ có vai trò bảo vệ cho quân Tướng

Quân Tượng

Bên cạnh quân Sĩ sẽ là quân Tượng. Quân Tượng di chuyển 2 ô theo đường chéo của hình vuông và không thể đi được nếu có 1 quân xen giữa 2 ô cờ đó. Tượng không được qua Sông sang bên của đối phương và chỉ có 7 điểm mà nó có thể di chuyển tới. Sức mạnh của Tượng có phần hơn con Sĩ một chút. Một quân Tốt qua Sông được đổi lấy 1 quân Sĩ hoặc 1 Tượng. So sánh khả năng phòng thủ của Tượng với Sĩ thì quân Tượng có phần nhỉnh hơn.

cach danh co tuong hay
Nếu để mất con Tượng sẽ khiến quân Tướng của bạn dễ bị uy hiếp hơn

Quân Xe

Xe là quân cờ có sức tấn công mạnh nhất trên bàn cờ. Bởi nó có khả năng tấn công và phòng thủ vô cùng linh hoạt. Quân Xe có thể tung hoành khắp bàn cơ theo cột dọc hay hàng ngang bao nhiêu ô tùy ý nếu không có quân nào cản đường. Giá trị của con Xe thường được tính bằng 2 quân Pháo hoặc Pháo Mã.

hướng dẫn cách chơi cờ tướng - quân xe
Sử dụng tốt quân Xe sẽ giúp bạn có thể kìm hãm sức mạnh của đối phương

Quân Pháo

Trong bàn cờ Tướng, quân Pháo được di chuyển theo cột dọc hoặc ngang tương tự như quân Xe. Tuy nhiên, nếu Pháo muốn ăn quân thì cần phải có 1 quân ở giữa đóng vai trò như “ngòi”. Pháo có khả năng công kích khá mạnh, nếu nó được kết hợp với Xe thì sẽ mạnh hơn rất nhiều.

dạy cờ tướng với quân pháo
Về cuối trận sức mạnh của Pháo sẽ bị giảm dần

Quân Mã

Mã là quân cờ có cách đi quân đặc biệt nhất trên bàn cờ Tướng theo hình chữ L hay cụ thể hơn là hình vuông 2×1. Tuy nhiên, nếu có quân nào đứng ở 1 trong 2 góc của ô Mã đứng thì nó sẽ không thể di chuyển. Chính vì thế, quân Mã có khả năng cơ động kém hơn con Xe và Pháo.

quan ma trong co tuong
Mã sẽ bị cản lại nếu nó bị một quân cờ khác chèn vào chân

Quân Tốt

Khi chưa sang Sông thì quân Tốt chỉ được đi thẳng và ăn thẳng theo chiều dọc. Nhưng khi đã qua Sông thì nó có thể di chuyển theo cả chiều ngang và dọc. Quân cờ này chỉ được phép di chuyển mỗi lần 1 ô và chỉ có thể đi tiến mà không được lùi.

quan tot trong co tuong
Quân Tốt bị giới hạn khi di chuyển mỗi lần 1 ô

Luật chơi cờ Tướng

Sau khi đã nắm được về bàn cờ cũng như cách di chuyển quân cờ thì bạn cần phải hiểu luật chơi cờ Tướng cơ bản để không bị “ngơ” trước đối thủ.

Luật ăn quân: Khi quân của bạn di chuyển đến một vị trí đang bị chiếm giữ bởi quân của đối thủ thì quân đó sẽ bị ăn là. Nghĩa là bị loại ra khỏi bàn cờ.

Chống Tướng: Trên bàn cờ, hai quân Tướng của hai bên không bao giờ được nằm trên cùng một hàng dọc khi không có quân cờ nào ngăn giữa. Nếu hai quân Tướng rơi vào tình thế chống Tướng như vậy sẽ bị coi là phạm luật.

An toàn của Tướng: Sau mỗi nước di chuyển, Tướng của bên có lượt đi tiếp theo phải tìm mọi hướng để chặn đường di chuyển của đối phương. Không được cho đối thủ có cơ hội ăn quân của mình trong nước đi tiếp theo. Những nước đi sau đó nếu để Tướng rơi vào tình thế nguy hiểm thì bị coi là không hợp lệ.

Những tình huống kết thúc trận đấu: Hết ván cờ sẽ xảy ra 1 trong 2 tình huống là chiếu Tướng hoặc hết nước đi. Chiếu Tướng (hay chiếu bí) là khi một bên bắt được Tướng của bên kia mà đối phương không có cách di chuyển nào để chống đỡ. Khi đó, đội bắt được Tướng là sẽ đội chiến thắng.

Hết nước đi là nếu tới bên có lượt đánh nhưng không còn nước đi nào hợp lệ thì bên đó sẽ thua. Hoặc khi có một trong hai bên bị vi phạm luật cao cấp.

Luật cờ Tướng cao cấp

Luật cờ Tướng cao cấp này được định ra để hạn chế một số nước đi của người chơi. Luật không cho phép bất cứ bên nào được đuổi một quân cờ nào của đối thủ liên tục bằng một hay nhiều quân của mình. Tùy thuộc vào số quân bị đuổi có phải Tướng hay không thì gọi là đuổi dai hoặc chiếu dai.

Chiếu Tướng: Nghĩa là bất kỳ nước đi nào có thể làm cho Tướng đối phương bị bắt trong nước đi tiếp theo gọi là chiếu Tướng.

Thí quân: Một quân cờ di chuyển tới vị trí mà nó có thể bắt quân cùng loại của đối thủ. Quân đó cũng thể bắt lại nó nếu muốn. Như vậy được gọi là thí quân.

hoc choi co tuong
Học chơi cờ Tướng với Luật cờ Tướng cao cấp

Đuổi quân: Một quân cờ di chuyển đến vị trí mà nó có thể bắt được quân khác của đối thủ trong nước tiếp theo. Một nước cũng được gọi là đuổi quân nếu nó tạo điều kiện cho quân Pháo hăm dọa bắt quân của đối phương. Ngoại trừ một số trường hợp sau không bị coi là đuổi quân:

  • Nước đi của Tướng hay Tốt hăm dọa quân đối thủ.
  • Nước đi hăm dọa Tốt chưa sang Sông
  • Nước đi thí quân
  • Quân được bảo vệ: Một quân bị đuổi gọi là được bảo vệ nếu có bất kỳ quân đuổi của đối phương mà nếu ăn nó có thể bị ăn lại ngay trong nước đi kế tiếp. Bạn nên nhớ rằng quân Xe không bao giờ được coi là được bảo vệ khi Xe đuổi Mã hoặc Pháo của đối phương.

Tất cả mọi nước đi theo luật chơi cờ Tướng cơ bản là hợp lệ, ngoại trừ trong những tình huống sau:

  • Chiếu dai: Tức là bạn liên tục chiếu quân của đối phương bằng một hay nhiều quân của mình.
  • Đuổi dai: Liên tục đuổi một quân của đối phương bằng một hay nhiều quân của mình.

Trong một ván cờ Tướng, nếu một bên vi phạm luật cao cấp trong khi đội còn lại không bị thì bên phạm lỗi sẽ bị xử thua. Với trường hợp cả 2 người cùng phạm một lỗi trong luật cao cấp thì sẽ xử hòa. Nếu một bên phạm luật chiếu dai, một bên phạm lỗi đuổi dai trong một ván thì bên phạm lỗi chiếu dai sẽ bị xử thua.

Trước khi áp dụng luật cao cấp, một người chỉ được phép chiếu hoặc đuổi dai 6 nước liên tục với 1 quân và 12 nước liện tục với 2 quân, 18 nước liên tục với 3 quân.

Luật xử hòa

Ván cờ được xử hòa trong trường hợp không bên nào có khả năng thắng. Một thế cờ Tướng cũng được xử hòa tự động khi rơi vào những tính huống sau đây:

  • Luật về nước đi có hiệu lực: Tức là khi một bên đã đi tổng số 120 nước không kể những nước đuổi và chiếu, cũng như những nước để đối phó với các nước đuổi và chiếu.
  • Luật về tiến triển: Nếu tổng số nước đi là 30 tính từ lần cuối cùng ván cờ có tiến triển. Một ván cờ có tiến triển là khi có quân bị bắt hay Tốt đã sang Sông tiến lên một bước.
  • Luật về nước đi: Khi tổng số nước đi của ván cờ là 300.
luat xu hoa trong co tuong
Nắm được luật xử hòa chính là cách học đánh cờ Tướng cơ bản

Một số tình huống khác được cho phép theo luật

Dưới đây, hlv88.co sẽ giới thiệu tới bạn một số tình huống khác được phép theo luật cao cấp như:

  • Chiếu một hoặc nhiều lần, nghỉ 1 lần
  • Đuổi quân một hoặc nhiều lần, nghỉ 1 lần
  • Chiếu một hoặc nhiều lần và đuổi 1 lần
  • Đuổi một hoặc nhiều lần và chiếu 1 lần
  • Chiếu một hoặc nhiều lần và dọa chiếu bí
  • Đuổi 2 hay nhiều quân liên tục
  • Cản quân liên tục

Lưu ý: Một nước đi là phạm luật nếu nước đi đó vi phạm luật cao cấp bằng bất cứ cách lý giải nào.

Điều kiện để ván đấu kết thúc

Dưới đây sẽ là những điều kiện để kết thúc một ván đấu cờ Tướng:

  • Chiếu bí: Nếu một bên chiếu Tướng và đối phương không có khả năng chống đỡ thì bên chiếu Tướng thắng.
  • Hết nước đi: Nếu bên tới lượt đi nhưng không có nước đánh hợp lệ thì bên đó sẽ thua.
  • Sau 120 nước đi của cả 2 bên mà không có quân nào bị thì sẽ xử hòa.
  • Không được chiếu Tướng liên tục 10 lần.
  • Ăn quân: Khi quân di chuyển đến 1 vị trí được giữ bởi quân đối thủ, quân đối thủ bị ăn và bị loại ra khỏi bàn cờ.
dieu kien de ket thuc van co tuong
Nắm được điều kiện để kết thúc ván cờ sẽ giúp bạn dễ dàng chiến thắng đối phương
  • Chống Tướng: Hai quân Tướng trên bàn không được nằm trên cùng 1 hàng dọc khi mà không có quân nào xen giữa. Như vậy được gọi là chống Tướng và không hợp lệ.
  • Tổng thời gian toàn trận đấu: Nếu để hết giờ trước đổi thủ thì người chơi sẽ bị xử thua.
  • Thời gian cho một lượt đánh: Mỗi lượt đánh sẽ có tối đa 1 phút. Nếu để hết giờ mà không đi được nước nào thì sẽ bị xử thua.

Các giai đoạn trong một ván đấu

Một ván cờ Tướng được chia làm 3 giai đoạn, đó là khai cuộc, trung cuộc và tàn cuộc.

Giai đoạn khai cuộc

Thông thường, khai cuộc sẽ được tính trong khoảng 5 đến 12 nước đầu tiên. Nhiều nghiên cứu mới đây cho biết khai cuộc góp phần rất quan trọng vào khả năng chiến thắng của một ván đấu. Khai cuộc có thể đóng góp tới 40% trong khi trung cuộc vàn tàn cuộc đóng góp 30% vào tỷ lệ chiến thắng của ván cờ.

Có rất nhiều kiểu khai cuộc khác nhau, nhưng có 2 loại chính và được nhiều cao thủ áp dụng nhất đó là: khai cuộc Pháo đầu và khai cuộc không Pháo đầu.

Khai cuộc Pháo đầu

Tên của các khai cuộc được đặt tuỳ theo cách đi của người đi sau, sau đây là một số loại chính:

  • Thuận Pháo
  • Nghịch Pháo (Liệt Pháo)
  • Bán đồ Liệt Pháo
  • Pháo đầu đối Bình phong Mã
  • Pháo đầu đối Phản cung Mã
  • Pháo đầu đối Đơn đề Mã
  • Pháo đầu đối Phi Tượng
  • Pháo đầu đối Uyên ương Pháo
  • Pháo đầu đối Quy bối Pháo

Khai cuộc không Pháo đầu

Với kiểu khai cuộc này, hlv88.co cũng sẽ nêu ra một vài loại chính:

  • Tiến Tốt (Tiên nhân chỉ lộ)
  • Khởi Mã cuộc
  • Phi Tượng cuộc
  • Quá cung Pháo
  • Sĩ Giác Pháo
  • Quá cung Liễm Pháo
giai doan khai cuoc
Dạy chơi cờ Tướng với giai đoạn khai cuộc

Giai đoạn trung cuộc

Khai cuộc và tàn cuộc do có vị trí và số lượng quân cờ có thể quy chung về một số dạng chính nên người ta đã nghiên cứu và tổng kết được những kiểu như trên. Còn ở trung cuộc, thế cờ lúc này theo kiểu “trăm hoa đua nở” nên sẽ vận dụng chủ yếu những chiến thuật cơ bản như:

  • Bắt đôi: Tức là cùng một lúc đuổi bắt hai quân.
  • Nội kích: Là đánh từ phía trong.
  • Kích thẳng vào Tướng.
  • Chiếu tướng bắt quân.
  • Điệu hổ ly sơn: Tức là làm cho một quân hay Tướng phải rời vị trí của nó.
  • Dẫn dụ: Là đòn thu hút quân đối thủ đến vị trí dễ bị tấn công hoặc bị vây hãm. Sau đó sẽ kết hợp với chiến thuật bịt chắn lối đi, đường rút của đối phương.
  • Tạo ách tắc: Sử dụng đòn thí quân để gây ách tắc, hết đường cựa của đối thủ.
  • Ngăn trở, chia cắt: Chiến thuật này thường dùng cách thí quân để làm sự liên lạc giữa các quân bị cắt đứt.
  • Khống chế: Nhằm ngăn trở tầm hoạt động và sự cơ động của đối thủ.
giai doan trung cuoc
Dạy đánh cờ Tướng ở giai đoạn trung cuộc
  • Dịch chuyển: Đòn này chú ý đến sự linh hoạt của các quân.
  • Bao vây.
  • Trợ sức: Nghĩa là các quân trợ sức cho nhau để cùng chiếu.
  • Vu hồi: Đòn này nhằm đánh vòng từ phía sau.
  • Qua lại: Chiến thuật này dùng để thủ thế hay công sát.
  • Quấy nhiễu.
  • Nước lơ lửng: Tức là đi một “nước vô thưởng vô phạt” để nhường nước cho đối thủ, khiến đối thủ phải đi một nước “tự sát”.
  • Giam quân: Khi một bên đang trong tình thế nguy hiểm, nhưng vận dụng một nước khác nhằm giam quân mạnh của đối phương. Sau đó dùng các quân còn lại để gỡ bí.
  • Vừa đỡ vừa chiếu lại.
  • Vừa đỡ vừa trả đòn.

Giai đoạn tàn cuộc

Tàn cuộc là giai đoạn tổng số quân cờ. Đặc biệt là các quân tấn công như Xe, Pháo, Mã, Tốt cả hai bên còn rất ít.

  • Xe chống Sĩ Tượng toàn
  • Xe Tốt chống Sĩ Tượng toàn
  • Mã Tốt chống Sĩ Tượng toàn
  • Đơn Mã chống Tướng
  • Đơn Tốt bắt Tướng
  • Đơn Mã thắng Tướng
  • Đơn Xe thắng song Tượng
  • Xe và Tốt lụt thắng đơn Xe
  • Đơn Xe thắng đơn Tướng
  • Tốt chống Tướng
  • Tam tử quy biên
giai doan tan cuoc
Hướng dẫn cách chơi cờ Tướng ở giai đoạn tàn cuộc

Những lưu ý khi học chơi cờ tướng

Bên cạnh việc học cách chơi cờ Tướng cơ bản thì bạn cần phải lưu ý 4 điều dưới đây:

  • Trước hết, bạn cần nắm vững được về hình dáng, tên gọi, vị trí, cách di chuyển cũng như các nước cản và cách ăn quân của đối phương, cách phân định thắng thua mỗi trận đấu.
  • Học cách phân tích chiến thuật, tại sao đối phương đi nước đó và mình nên đánh quân cờ nào, cách đi ra sao.
  • Nắm được sự kết hợp giữa các quân cờ, các thế cờ, những thế cờ khắc nhau
  • Học các thế cờ cơ bản, những cách chiếu bí, chiếu hết và các cách đánh khi cờ tàn.

Trên đây, hlv88.co đã hướng dẫn bạn cách chơi cờ Tướng cơ bản một cách chi tiết và cụ thể. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thể làm quen với trò chơi này nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, còn có rất nhiều điều cơ bản khác về bộ môn cờ Tướng và chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong những bài viết tiếp theo. Chúc bạn thành công!

=> Xem thêm: Game online


  Thông tin thêm  

Nhà cái hlv88 tặng ngay 100.000 VND chơi đánh bài trực tuyến ăn tiền, xổ số, slot, đánh bài free khi bạn đăng ký tài khoản thành công. Thắng chắc cú 100% được phép rút tiền mặt về các tài khoản ngân hàng của bạn.

Link đăng ký hlv88 nhận 100.000 VND free

LINK 1   –  LINK 2   –  LINK 3

Nguồn: HappyLuke

hlv88

Read Previous

Luật Nhập thành trong cờ Vua và cách Nhập thành chi tiết

Read Next

Soi kèo nhà cái 188BET trận Đức vs Thổ Nhĩ Kỳ, 01h45